Trung Quốc với Việt Nam – 2 quốc gia có nhiều nét tương đồng về văn hóa trong đó có nghệ thuật Gốm sứ. Gốm Việt có Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng.. Thì Gốm Trung Quốc cũng có Giang Tây, Tuyền Châu hay Phật Sơn..

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta nói đến 2 đại diện ưu tú nhất: Gốm Bát TràngGốm Giang Tây

1. Gốm Giang Tây Trung Quốc: Trắng – Sáng – Mỏng – Vang

Trung Hoa là một trong những cái nôi của nền gốm sứ – Chúng ta không thể phủ nhận điều này. Gốm sứ Giang Tây là một bông hoa nở rộ giữa một vườn hoa Gốm sứ của Trung Hoa – Nói đến Gốm sứ Trung Hoa thì gốm Thành phố Cảnh Đức Trấn tỉnh Giang Tây là ý niệm xuất hiện đầu tiên…

Gốm Giang Tây

Thành phố Cảnh Đức Trấn nằm ở phía đông bắc tỉnh Giang Tây, giáp các tỉnh Chiết Giang, An Huy, là cái nôi sinh ra văn hoá gốm sứ và nghề chế tạo đồ gốm sứ của Giang Tây.

Do có kỹ thuật sản xuất vượt trội, sản phẩm đạt chất lượng tốt, vào các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Cảnh Đức Trấn trở thành nơi chuyên sản xuất đồ sứ cho triều đình.

Chất thổ nhưỡng và quy trình chế tác gốm Giang Tây:

Nguyên liệu để tạo phôi chủ yếu là chất bạch đôn tử (China Ttone) và cao lanh (đất sét trắng), bạch đôn tử trộn men. Cao lanh của vùng Giang Tây khá đặc biệt, các nước khác tuy có nhưng không tốt bằng.

Bach-don-tu

Thậm chí, ngày nay người dân vùng Giang Tây vẫn lấy đất tại đây để làm đồ sành sứ nhưng cũng không thể đẹp bằng đồ sứ cổ.

Bạch đôn tử khi lấy từ mỏ ra là một khối đá, được bao bọc một lớp đất đỏ được nghiền thành bộ dùng nước lọc bỏ sạn và tạp chất, sau đó được trộn cùng cao lanh, nhồi kỹ rồi dùng để tạo hình sản phẩm cần chế tác.

Để tạo hình dáng sản phẩm như ý muốn, người thợ đặt nguyên liệu đã nhồi kỹ lên bàn xoay. Quá trình xoay chuyển này, nguyên liệu qua đôi tay người thợ dần chuyển thành sản phẩm có hình dáng, kích thước nhất định.

Đặc điểm nổi bật của Gốm Giang Tây

“trắng như ngọc, sáng như gương, mỏng như giấy và vang như chuông”.

Trong số đồ sứ của Cảnh Đức Trấn thì sứ trắng vô cùng nổi tiếng

gom giang tay

Trong các đồ sứ trắng thì nổi tiếng nhất là sứ thanh hoa (còn gọi là sứ hoa lam), sứ linh lung, sứ men hồng (hồng nhung, hồng sậm…) và sứ men màu (đỏ, xanh, lam, vàng, đen…).

Đây được coi là 4 loại đồ sứ truyền thống trứ danh của Cảnh Đức Trấn.

2. Gốm Bát Tràng Việt Nam: Cốt gốm dày, Men tinh xảo

Nói đến tinh hoa gốm của Việt Nam thì có nhiều: Chu Đậu, Phù Lãng, Thổ Hà.. nhưng nếu để so sánh với gốm Giang Tây – Trung Hoa thì Việt Nam có Gốm Bát Tràng..

Làng nghề gốm Bát Tràng ngày nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Binh hut loc gom bat trang

Một đặc điểm mà Gốm Bát Tràng vẫn còn được lưu trữ tới ngày nay: Toàn bộ sản phẩm, quá trình sản xuất: Vuốt, Nung đều được làm thủ công bằng tay.

Chính những điều này đã tạo lên những sản phẩm cầm chắc tay, nặng, lớp men trắng thì thường sẽ trở thành màu ngà hoặc đục.

Phương pháp chế tạo men

Phương pháp chế tạo men cổ điển: Phương pháp này có thể thực hiện cho hầu hết các men sống và xuất phát từ rất lâu đời ở Bát Tràng. Men sứ sản xuất theo phương pháp này thường được đem đi nghiền phối liệu trong máy nghiền cho đến khi độ mịn của men qua ngưỡng sàng 10.000 lỗ/cm2.

Gốm Bát Tràng

Gốm Bát Tràng

Trong quá trình nghiền cần khống chế độ mịn thích hợp, không nên nghiền men quá thô sẽ gây nhám bề mặt và thăng nhiệt độ nung, cũng không nên nghiền men quá mịn sẽ bị cuốn hoặc bong men. Một số lỗi thường gặp khi nghiền men như men dễ bị lắng gây ra sản phẩm bị lỗi vì vậy cần làm đặc men, giảm thiểu độ nghiền men, cho thêm đất sét, cao lanh.

Phương pháp chế tạo men Frit: Với phương pháp này, gốm sứ Bát Tràng gần như có thể giảm thiểu được hầu hết các yếu tố độc hại của những nguyên liệu đưa vào men, đồng thời giải quyết bài toán thay thế nguyên liệu khi nguyên liệu khai thác không ổn định về chất lượng và một số nguyên liệu đang có nguy cơ cạn kiệt so với phương pháp chế tạo men cổ điển của làng gốm Bát Tràng.

Đặc điểm nổi bật của Gốm Bát Tràng

  • Cốt gốm được tạo thành dáng bằng tay và bàn xoay, hoàn toàn là dựa vào kinh nghiệm và cảm nhận của mỗi cá nhân người thợ gốm, nên sản phẩm Gốm Bát Tràng là cốt gốm đầy đặn, dày và khá nặng tay.
  • Men được tráng là men tự nhiên, an toàn và thường có màu ngà, hơi đục.
  • Một số loại men riêng có của Bát Tràng như men ngọc (Nâu và Trắng), men rạn rất độc đáo và thu hút những đánh giá nghệ thuật.

Nếu bạn có nhu cầu Nhập hàng Gốm Giang Tây từ Trung Quốc có thể liên hệ với chúng tôi. Và nếu là Fan của Gốm Bát Tràng Việt Nam thì có thể tham khảo mua đồ thờ gốm và các vật dụng Gốm Sứ Bát Tràng tại: Gốm Bát Tràng Hải Phòng

(Visited 470 times, 1 visits today)